Shop thời trang nam Zeanus

Các loại vải may quần áo. Bạn đã thực sự hiểu rõ về quần áo của mình chưa?

Tại sao tôi nên chọn chất vải cotton cho mùa hè nóng nực? Hay chất liệu len cho những chiếc áo trong mùa đông lạnh lẽo?... Đơn giản là vì mỗi loại vải lại có những đặc tính phù hợp riêng. Hay trong khi đi shooping, các bạn phát sinh nhu cầu mua 1 chiếc áo phông, bạn rất hào hứng với nó, nhưng chỉ vài lần mặc, bạn đã xếp gọn chiếc áo phông đó trong tủ, nguyên nhân là chiếc áo đó quá nóng, chất vải của chiếc áo là sợi tổng hợp, chứ không phải làm từ chất liệu cotton như người bán hàng quảng cáo. Nếu bạn biết được các chất vải dùng cho quần áo, thì bạn đã có được sự lựa chọn sáng suốt.

Vậy bạn đã biết được những loại vải nào rồi? Hãy cùng Zeanus tìm hiểu về một số loại vải sử dụng cho quần áo phổ biến và qua những chia sẻ dưới đây, chúng tôi hi vọng sẽ cung cấp cho các bạn 1 vài kiến thức bổ ích phục vụ cho việc shopping sau này nhé.

 

Vải áo thun, vải áo Jean, vải áo bò mùa hè

 

Các loại vải trên thị trường hiện nay được chia thành 3 nhóm chính dựa trên quá trình sản xuất:

Loại vải chính: vải thun, vải Jean, vải bò

Thời trang nam Zeanus sẽ cùng bạn tìm hiểu một vài các đặc tính, điểm mạnh yếu của một số loại vải phổ biến hiện nay để bạn có một số kiến thức cơ bản khi mua sắm sau này nhé.

1. Vải sợi thiên nhiên

Đây là loại vải được khai thác từ các yếu tố tự nhiên từ thực vật (như cây bông, cây lanh, cây đay…) hoặc có nguồn gốc từ động vật (như tơ tằm, sợi len từ lông cừu…). Vải sợi thiên nhiên bao gồm 3 loại vải chính:

- Vải cotton:

Vải cotton

Hiện tại, vải cotton đang được sử dụng nhiều nhất trong tất cả các loại vải, loại vải này được làm từ thành phần tự nhiên là bông, quần áo được may từ chất liệu cotton rất thoáng mát, dễ thấm mồ hôi, thích hợp với khí hậu nóng ẩm như nước ta, tránh khả năng bị dị ứng đối với những người có làn da nhạy cảm.

 

Vải cotton

 

Các loại vải cotton:

+ Vải thun cotton 100%: vải được làm từ 100% sợi cotton, tuy nhiên nhược điểm là vải khô cứng, hay bị xù lông nên người ta thường sẽ pha thêm một ít loại sợi tổng hợp khác nhằm tăng sự đàn hồi, co dãn cho sản phẩm.

+ Vải thun cotton 65/35: với thành phần 65% sợi cotton và 35% sợi tổng hợp, vải vẫn giữ được sự thoải mái của chất liệu cotton, đồng thời tăng sự bền đẹp nhờ thành phần sợi tổng hợp. Loại vải này khá thông dụng trên thị trường bởi độ bền và giá cả phải chăng.

+ Vải cotton 35/65: ngược lại với tỷ lệ trên, vải được làm từ 35% sợi cotton, 65% sợi tổng hợp. Loại vải này khá rẻ, với thành phần sợi tổng hợp cao nên khi mặc sẽ nóng và cứng hơn.

Vải thun cotton 2 chiều, 4 chiều: thành phần từ 1 trong 3 loại vải trên, tuy nhiên vải thun 2 chiều là vải chỉ co dãn được theo chiều dọc hoặc chiều ngang nên giá thành rẻ, ít thoải mái như vải 4 chiều. Vải thun 4 chiều được pha thêm loại sợi spandex ( loại sợi tổng hợp có khả năng co dãn cao), vì vậy có thể co dãn được cả chiều ngang và chiều dọc, rất thoải mái và phù hợp với những ngày hè sắp tới.

Cách phân biệt các loại vải cotton:

Cách phân biệt các loại vải cotton

- Vải len:

Vải len là gì? Vải len là một loại vải được dệt từ sợi, thu được từ lông cừu, dê, lạc đà, thỏ… và là mặt hàng ưa chuộng để giữ ấm, đặc biệt các nước có khí hậu lạnh. Vải len được sử dụng để làm khăn quàng cổ, găng tay, mũ đội và áo khoác trong mùa đông.

Phân loại len:

 

Len Cashmere

+ Len Cashmere: được làm từ những sợi lông tơ của loài dê Kashmir sống trên vùng cao nguyên Ấn Độ, vùng núi Mongolia và Himalayan. Quá trình lấy lông được làm hoàn toàn bằng tay, đặc tính giữ nhiệt gấp 8 lần so với len thường, đồng thời còn siêu nhẹ và mềm mại khiến cho việc bạn rinh về 1 chiếc áo cashamere khá khó khăn đó.

 

Len lông cừu thường

 

+ Len lông cừu thường: đây là dòng len lâu đời nhất của ngành sản xuất đồ len, được ưa chuộng với mức giá phải chăng tuy nhiên vẫn vô cùng êm ái, thoáng khí và hút ẩm tốt; tính đàn hồi và độ bền khá cao.

 

Len lông cừu merino

+ Len lông cừu Merino : đây là loại len mỏng nhất, mềm nhất trong các loại len làm từ lông cừu, nó chỉ mảnh bẳng 1/5 sợi tóc của chúng ta. Tuy nhiên nó có khả năng giữ nhiệt tuyệt vời, độ đàn hồi cao nên bạn có thể thoải mái mặc, hay giặt giũ mà không lo mất form dáng.

Cách bảo quản đồ len: Bước này khá quan trọng với đồ len, nếu không muốn nói lời từ biệt với những chiếc áo len đẹp đẽ, bạn nên để ý một số mẹo bảo quản áo len sau:

+ Không nên sử dụng móc để treo áo len, nó sẽ làm cho áo len của bạn bị dãn ra so với ban đầu.

+ Bạn có thể dụng một chút rượu vodka để xịt lên áo để tránh vi khuẩn phát triển và đồng thời khử một số mùi không mong muốn.

+ Bạn không lo việc mùi rượu có thể bám trên áo nhé, nó sẽ bay nhanh thôi.

+ Áo len nên được giặt bằng tay trong nước ấm, không quá 30 độ.

+ Không nên vắt quá mạnh tay, và nên phơi ở một mặt phẳng nào đó để nó khô chứ không nên treo trên móc.

- Vải lụa tự nhiên:

 

Vải lụa tự nhiên

 

Lụa là loại vải được dệt từ tơ tằm, đã có từ ngàn đời nay. Vải lụa giờ đây có thể được dệt bằng tay một cách thủ công hoặc bằng máy.

Trong dân gian có câu ca dao: “Làm ruộng 3 năm không bằng chăn tằm một lứa; Làm ruộng ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng”. Câu ca dao này đã đủ nói lên sự vất vả của nghề trồng dâu - nuôi tằm - lấy tơ - dệt vải. Và cũng vì thế mà vải tơ tằm được tôn vinh là “Nữ hoàng” của các loại vải may quần áo cao cấp.

Cách nhận biết các loại lụa cơ bản:

 

 

2. Vải sợi hóa học

Vải sợi hoá học bao gồm vải sợi nhân tạo và vải sợi tổng hợp được dệt từ các dạng sợi do con người tạo ra từ một số chất hoá học. Vải sợi hoá học bền đẹp, dễ giặt, không bị nhàu tuy nhiên vải khá nóng, mặc bí do ít thấm mồ hôi.
Phân loại vải sợi hoá học:

- Sợi nhân tạo: đầu vào là các nguyên liệu có hàm lượng xenlulozơ cao như gỗ, tre nứa…

- Sợi tổng hợp: nguyên liệu đầu vào gồm than đá, dầu mỏ, khí đốt.

Vậy các loại sợi hoá học phổ biến là gì, bạn sẽ có câu trả lời trong hình sau:

 

Phân biệt loại vải sợi hóa học

 

3. Vải sợi pha

Như đã đề cập bên trên, bạn có thể nắm được rằng vải cotton có đặc tính rất thoáng mát do đặc điểm hút ẩm cao của nó, được sản xuất từ chất liệu tự nhiên nên không gây kích ứng da, tuy nhiên độ bền chưa cao. Ngược lại, vải sợi hoá học thì có độ bền cao hơn, nhưng mặc lại khá nóng, bí mồ hôi do khả năng thấm hút kém. Do vậy, vải sợi pha được tạo ra từ sự kết hợp của 2 loại vải trên, sẽ có được những đặc tính tốt nhất của từng loại.

Phân loại vải sợi pha phổ biến:

- Vải pha PECO: Đây này là sự kết hợp giữa 65% cotton và 35% polyester tạo ra một loại vải có tính hút ẩm tốt, bền, ít bị nhàu, mặt vải bóng loáng.

- Vải pha TC (Tixi): Loại vải này thì lại ngược lại với loại vải PECO, tỉ lệ cotton đã giảm xuốn còn 35% và thành phần polyester tăng lên 65%. Do tỷ lệ polyester cao nên mặc vải này bạn sẽ thấy khá nóng, vải cứng hơn tuy nhiên giá thành lại rẻ hơn so với vải PECO.

- Vải pha PEVI: Là loại sợi với thành phần bao gồm vải PE và Viscose. Nếu bạn đã đọc phần trên của bài viết, đặc điểm của vải Viscose khá giống với vải cotton, loại vải PEVI này khá giống với vải pha PECO. Do vậy, vải này khá đẹp, dễ nhuộm màu và ít bị nhàu nát, giặt dễ sạch và mau khô tuy nhiên sẽ mềm dẻo, ít bền và rẻ hơn vải PECO.

Trên đây, quần áo nam Zeanus đã trình bày cho bạn hiểu được có bao nhiêu loại vải may hiện nay, hướng dẫn phân biệt một số loại vải, cùng một số khái niệm về các loại vải ở mức cơ bản. Thông qua bài viết này, Zeanus rất mong nó sẽ giúp ích cho bạn trong các cách chọn mua quần áo của mỗi người, hãy trở thành một người mua hàng thông thái nhé!

 

Chúng tôi cam kết:

Mọi vấn đề thắc mắc về chính sách của chúng tôi, bạn có thể gửi yêu cầu qua email info.zeanus@gmail.com hoặc gọi điện theo số hotline 085.419.2429.

Bình luận